Băng thông (hay còn gọi là bandwidth) – một thuật ngữ thường được sử dụng trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác ý nghĩa và vai trò quan trọng của bandwidth là gì và ảnh hưởng của nó.
Bandwidth là gì?
Bấm vào đây để xem nhanh nội dung bài viết:
-
Bandwidth là gì? Những khái niệm liên quan đến băng thông mà bạn cần biết
-
Định nghĩa băng thông
-
Băng thông (tiếng Anh gọi là bandwidth) là lượng dữ liệu được truyền đi trong 1s. Theo đó, băng thông càng lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu đi càng nhanh. Trong lĩnh vực mạng máy tính, băng thông được tính bằng đơn vị bit/ giây (bps) hoặc đôi khi bằng byte/ giây (Bps). Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các dòng máy tính hiện tại thường có băng thông triệu bit/ giây (Mbps) hoặc tỷ bit/ giây (Gbps).
Băng thông của website chính là lượng dữ liệu tối đa mà người sử dụng cho phép trao đổi qua lại (upload + download) giữa website của mình và khách hàng trong một đơn vị thời gian. Hiểu đơn giản thì đây là dung lượng tối đa mà website được phép truyền tải mỗi tháng.
Xem thêm video cụ thể hơn về bandwidth:
-
Sự khác nhau giữa Mbps và MBps
Mbps và MBps là hai khái niệm thường được sử dụng trong công nghệ mạng, nhưng về bản chất thì đây là hai đối tượng khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa nhưng lại thường bị nhầm lẫn nếu không để ý kỹ.
- MBps (Megabyte/ giây – MB/s): Đơn vị đo tốc độ truyền dẫn megabyte trên một giây. Là tốc độ internet hiển thị trên các công cụ download, upload.
- Mbps (Megabit/ giây – Mb/s): Viết tắt của cụm từ Megabit/ giây. Là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, thường được dùng để đo băng thông của dịch vụ internet dân dụng.
Bạn cần phải phân biệt được MBps và Mbps, dù chỉ khác nhau giữa chữ B in hoa và chữ b in thường nhưng đây trên thực tế chúng khác nhau rõ rệt.
Tỷ lệ quy đổi giữa Mbps và MBps được các tổ chức quy chuẩn như sau:
-
1 byte = 8 bit
-
1 bit = ⅛ byte
-
1 bit = 0.125 byte
-
1 MB = 1024 KB = 210B
-
1 Mb = 1024 B = 210 B
-
Công thức tính băng thông chính xác nhất
Công thức tính băng thông
Có hai cách để bạn có thể tính băng thông một cách chính xác đó là:
-
Xác định số lượng băng thông mạng có sẵn
-
Xác định mức sử dụng trung bình theo yêu cầu cụ thể
Các con số này phải được thể hiện bằng byte trên một giây. Một mạng GbE có sẵn 125.000.000 Bps băng thông. Con số này được tính bằng lấy số bit trong một mạng chia cho 8 để xác định byte.
Sau khi xác định được băng thông của mạng, bạn sẽ phải xem có bao nhiêu băng thông mà mỗi ứng dụng đang sử dụng bằng cách sử dụng công cụ phân tích mạng. Bật cột Cumulative Bytes và làm theo các bước dưới đây:
-
Lấy lưu lượng truy cập từ và đến một trạm chạy thử ứng dụng
-
Trong cửa sổ giải mã, đánh dấu các gói ở đầu truyền tin
-
Theo thời gian và nhìn vào cột Cumulative Bytes
Nếu dữ liệu đang truyền ở 200.000 Bps thì công thức tính toán sẽ là 125.000.0000 Bps / 200.000 = 625 người đang sử dụng.
-
Giới hạn băng thông nghĩa là gì ??
Khi tìm hiểu bandwidth là gì chắc chắn bạn sẽ thấy mọi người hay nhắc tới Bandwidth limit. Đây cùng là một khái niệm liên quan đến công nghệ mạng và thường hay được sử dụng nhiều.
Giới hạn băng thông (hoặc Bandwidth limit) là chức năng hạn chế download hoặc upload của người dùng khi dùng mạng chung để đảm bảo chất lượng đường truyền internet được ổn định. Mục tiêu chính của việc giới hạn băng thông là đảm bảo các thiết bị truy cập mạng có tốc độ ổn định như nhau. Với bandwidth limit, người dùng sẽ không còn phải lo vấn đề ngắt quãng đường truyền mạng, mạng lag hoặc chậm do quá tải đường truyền.
Có thể bạn thích: Thiết kế website optech – Chuẩn SEO – Tốc độ cao
-
Cách kiểm tra tốc độ băng thông mạng nhanh và đơn giản
Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ Internet luôn hứa hẹn đảm bảo tốc độ load mạng nhưng bạn có từng nghĩ muốn kiểm tra chất lượng thực tế bao giờ chưa. Liệu những con số về tốc độ băng thông trên hợp đồng có giống với với thực tế hay không. Thay vì nghi ngờ về chất lượng dịch vụ cũng như độ già của thiết bị đang sử dụng, OPTECH sẽ mách nhỏ cho các bạn cách kiểm tra băng thông mạng nhanh và đơn giản nhất:
Cách 1: Kiểm tra băng thông mạng qua tốc độ tải
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một máy tính và một sợi cáp để kết nối máy tính với router , không sử dụng kiểu kết nối wifi vì kết nối không dây chỉ đáp ứng tốc độ kết nối đường truyền chỉ 80 – 90%
Bước 2: Tìm chọn một máy chủ tại Việt Nam cho phép tải xuống dữ liệu nhưng không giới hạn băng thông như các nhà phát hành game
Bước 3: Tiến hành tải file từ website đó
Bước 4: So sánh tốc độ download thực tế với tốc độ trên lý thuyết. Nếu hai thông số không có sự sai lệch nhiều tức là nhà mạng cung cấp chất lượng dịch vụ đúng như cam kết.
Lưu ý: Để kết quả kiểm tra chính xác nhất, bạn cần phải ngắt hết tất cả các thiết bị kết nối internet khác trong nhà hoặc đang kết nối với mạng của bạn. Việc này nhằm hạn chế tối đa việc các thiết bị đó chiếm dụng băng thông gây ảnh hưởng tới kết quả đo đạc của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên né thời gian kiểm tra vào lúc cao điểm nhằm tránh máy chủ bị quá tải ảnh hưởng đến kết quả.
Cách 2: Kiểm trang băng thông mạng bằng phần mềm riêng
Nếu bạn cảm thấy cách trên quá khó hiểu hoặc trong nhà không có sẵn dây router để kết nối có thể sử dụng cách khác là dùng Speedtest để kiểm tra.
Bước 1: Truy cập vào trang web speedtest.com
Bước 2: Chọn BEGIN TEST
Bước 3: Đợi kết quả trong khoảng 15 – 30s. Kết quả thu được sẽ hiển thị như sau:
-
Ping: 17ms (dữ liệu càng nhỏ thể hiện đường truyền càng mượt)
-
Download speed (tốc độ tải xuống): 10.11 Mbps
-
Upload speed (tốc độ tải lên): 9.76 Mbps
Trên đây là hai cách mà OPTECH đánh giá là có thể kiểm tra băng thông mạng nhanh chóng, đơn giản và chính xác.
-
Tốc độ download trung bình năm 2020
Theo kết quả được Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC công bố ngày 20/4/2020 từ thống kê của hệ thống VNNIC Speedtest, tốc độ tải về trung bình các mạng băng rộng cố định của Việt Nam cao hơn 45% so với kết quả đo do hệ thống nước ngoài công bố.
VNNIC Speedtest là hệ thống đo chất lượng internet do VNNIC nghiên cứu, xây dựng và đặt tại các điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX). Đây là điểm đo độc lập với mạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Nếu bạn muốn thực hiện đo chất lượng truy cập internet của bản thân và so sánh với gói cước đang sử dụng tại link sau: https://speedtest.vnix.vn
-
Ảnh hưởng của bandwidth đến website
Bandwidth không chỉ ảnh hưởng tới tốc độ tải lên và tải xuống dữ liệu mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến website của bạn. Băng thông hoặc bandwidth web hosting là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải giữa website và máy tính cá nhân trong một thời gian nhất định. Trong đó, giới hạn băng thông càng lớn thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (upload hoặc download) sẽ trở nên càng lớn.
Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập web sẽ bị từ chối. Vì thế, website của bạn không chỉ phải chuyên nghiệp mà còn phải đáp ứng được số lượng lớn người truy cập bằng cách sử dụng gói hosting chất lượng tốt với băng thông rộng nhằm tránh tình trạng đường truyền bị quá quá tải, gây ngắt quãng tín hiệu người dùng.
Khi giới hạn băng thông càng lớn, các tác vụ cũng như yêu cầu của người dùng càng được xử lý nhanh chóng. Hạn chế trường hợp người dùng thoát trang vì tốc độ tải trang chậm. Bên cạnh đó, việc sử dụng gói hosting chất lượng cũng cho phép số lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn cùng một lúc mà không gặp phải sự cố.
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về băng thông!!!!
-
Khác biệt giữa băng thông và tốc độ internet
Băng thông internet là số lượng data tối đa có thể được truyền tải trong 1s giữa hai máy tính với nhau thông qua một kết nối mạng được đo bằng đơn vị kilobit, megabit, hoặc gigabit trên giây.
Tốc độ internet là khái niệm chỉ sự nhanh chậm của việc truyền dữ liệu.
-
Băng thông bao nhiêu là đủ cho website
Trong trường hợp bạn không có số liệu để tính toán thì cách đơn giản nhất đo lường băng thông cho website của bạn là sử dụng pingdom để test dung lượng tải trang. Từ đó bạn có thể tính được một tháng bạn cần băng thông bao nhiêu để đảm bảo tính ổn định cho người dùng khi tải trang.
-
Làm sao để website giảm sử dụng băng thông
Như bạn đã biết, băng thông càng lớn thì website của bạn có thể đáp ứng được khối lượng lớn người dùng truy cập nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trang, chất lượng tải trang. Nhưng trong trường hợp bạn muốn cắt giảm chi phí cho bandwidth web hosting thì cách tốt nhất là giảm dung lượng trang web lại. Đặc biệt là hình ảnh.
Trong bài viết này, OPTECH đã giới thiệu cho bạn biết bandwidth là gì và các khái niệm khác liên quan đến băng thông. Hy vọng thông qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu được vai trò quan trọng của bandwidth đối với website. Nếu như bạn cần tư vấn về gói hosting phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy để lại comment ngay bên dưới để đội ngũ kỹ thuật viên OPTECH tư vấn nhé.